Lịch Sử Gia Long

LỊCH SỬ TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC GIA LONG SAIGON
Cô Giám Học Nguyễn Ngọc Anh

gl_logo  

Cây có gốc mới trổ cành sanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Trường ta nguồn gốc tại đâu ?

gia long

Xuất phát từ ý định tha thiết muốn xây dựng một nền giáo dục cho nữ giới, một số nhân sĩ tâm huyết và tiến bộ đã khẩn thiết gửi đơn xin chánh phủ lập một trường Sơ Học Cao Đẳng riêng biệt cho nữ sinh. Năm 1909, đơn đã được Hội Đồng Quản Hạt chấp thuận nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Mãi đến ngày 6 tháng 11 năm 1913, cách đây gần 86 năm, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường Nữ Học Đường Sài Gòn mới được cử hành. Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở đường Legrand de la Liraye, sau đổi tên là đường Phan Thanh Giản.

Hai năm sau, ngày 19 tháng 10 năm 1915, Toàn Quyền Roume và Thống Đốc Courbell làm khánh thành. Trong buổi lễ trọng thể này, ban tổ chức đã chọn màu tím làm màu áo đồng phục cho nữ sinh, tượng trưng đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhượng của người thiếu nữ Việt Nam.

Từ đó, trường thường được gọi là “Trường Áo Tím”.

Ngày khai trường có bốn mươi hai nữ sinh. Các học sinh đầu tiên của Trường thuộc những gia đình sống ở Sài Gòn và các vùng phụ cận. Dần dần, có nhiều học sinh từ các tỉnh lên học nên Trường bắt đầu có nội trú.

Trường có từ lớp Đồng Ấu (Enfantin) tới lớp Cao Đẳng (Superieur). Vào năm cuối học sinh thi lấy bằng Sơ Học (CEP).

Trong những năm 1917 – 1922, dãy thứ hai được xây cất song song với dãy phía trước. Các phòng trên lầu được dùng làm phòng ngũ nội trú. Cách một sân cỏ, là một dãy nhà sau, thấp, sát với vách tường rào. Ở đó có bệnh thất, các lớp nữ công gia chánh, phòng giặt và xếp quần áo học sinh nội trú, cuối cùng là nhà bếp.

Tháng 9 năm 1922, Toàn Quyền Albert Sarraut cắt băng khánh thành Ban Trung Học Nữ Học Đường. Tấm bảng đá cẩm thạch với hàng chữ đen Collège de Jeunes Filles Indigènes được gắn trước cổng trường. Tuy nhiên tên này ít được biết đến và danh hiệu trường Áo Tím vẫn được thông dụng hơn.

Bà Lagrange, vợ một ông Chánh Tham Biện người Pháp, được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng ban trung học. Trường mở từ lớp đệ thất niên đến lớp đệ tứ niên, chỉ thu nhận nữ sinh có bằng Sơ Học và trúng tuyển qua một kỳ thi.

Lúc đầu, các nữ sinh đậu vào lớp đệ nhất niên thì học ban Sư Phạm, sau bốn năm ra làm giáo viên. Hoặc theo ban Phổ Thông. Cả hai ban đều học một chương trình để tốt nghiệp lấy bằng Thành Chung (DEPSI).

Từ lớp Dự Bị (Préparatoire) tức là lớp Hai bây giờ, học sinh đã bắt đầu học Pháp Văn. Ban Trung Học hoàn toàn được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Mỗi tuần chỉ có hai giờ Việt Ngữ.

Trong trường học sinh bị bắt buộc phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Mỗi lần bị bắt gặp nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, phải chịu phạt một hay hai xu. Nhưng hình phạt không mấy khi thi hành.

Năm 1926, nhân đám tang cụ Phan Chu Trinh, một phong trào bãi khóa lan rộng từ Nam chí Bắc để tỏ lòng thương tiếc nhà cách mạng lão thành. Học sinh trường Áo Tím nhiệt liệt hưởng ứng đưa đến kết quả một vài nữ sinh bị bắt và phải đuổi khỏi trường.

Năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng trường trong lúc học sinh nghỉ hè. Đầu năm học 1941-1942 các nữ sinh tạm chuyển qua học ở trường Đồ Chiểu (Tân Định).

Năm 1949, trường xây thêm dãy lầu đường Bà Huyện Thanh Quan để đáp ứng số học sinh ngày một tăng.

Niên khóa 1950-1951, là một năm đáng nhớ. Lần đầu tiên trong lịch sử trường Áo Tím được đặt dưới quyền điều hành của một nữ Hiệu Trưởng Việt Nam. Cô Nguyễn thị Châu cũng là cựu nữ sinh Nữ Học Đường. Cô Châu từ trần năm 1996 tại Pháp.

Năm 1952, chương trình Việt Ngữ được áp dụng thay thế dần chương trình Pháp và Pháp Việt. Từ đây học sinh bắt đầu có giờ sinh ngữ Anh, Pháp.

Năm 1953, đồng phục tím được thay thế bằng đồng phục trắng với phù hiệu bông Mai Vàng. Sau cùng là huy hiệu với tên trường Gia Long được thêu trên vải.

Phu hieu GL

thehocsinhGL

Về sau Chánh phủ ra lệnh dùng tiếng Việt trong mọi cơ sở của người Việt. Tên trường được gọi là Nữ trung học Gia Long. Trên bước đường phát triển, trường xây thêm: Thư Viện (1965), phòng Thí Nghiệm Lý Hóa (1966), hồ bơi (1968).

Năm 1964 trường bỏ nội trú. Những dãy lầu từng được dùng làm nơi cư ngụ cho các học sinh nội trú được sửa thành lớp học. Buổi sáng có tất cả năm mươi lăm lớp học từ đệ Tứ đến đệ Nhất (lớp 9 đến lớp 12). Buổi chiều có tất cả bốn mươi lăm lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ (lớp 6 đến lớp 8). Tổng công sáng chiều trường có tất cả một trăm lớp học. Vào khoảng thập niên bảy mươi, kỳ thi tuyển vào đệ Thất mỗi năm có chừng bảy trăm nữ sinh trúng tuyển trong số hơn mười ngàn thí sinh. Trường có độ hai trăm giáo sư và năm ngàn nữ sinh.

Từ năm 1975, trường đã bị đổi tên. Nhưng với tất cả chúng ta,trường vẫn là trường Gia Long yêu quý. Cũng như Sài Gòn vẫn mãi mãi là Sài Gòn, trong trái tim, trong nguồn nhớ không nguôi của một người dân Việt.

Danh Sách Các Vị Cựu Hiệu Trưởng (từ lúc sáng lập cho tới năm 1975)

– Cô Lagrange 1914-1920
– Cô Lorenzi 1920-1922
– Cô Pascalini 1922-1926
– Cô Saint Marty 1926-1942
– Cô Fourgeront 1942-1945
– Cô Malleret 1945-1947
– Cô Dubois 1947-1950
– Cô Nguyễn Thị Châu 1950-1952
– Cô Huỳnh Hữu Hội 1952-1963
– Cô Nguyễn Thu Ba 1963-1964
– Cô Trần Thị Khuê 1964-1965
– Cô Trần Thị Tỵ 1965-1969
– Cô Phạm Văn Tất 1969-1975

(trích giai phẩm Gia Long Nam California 2000)

7 bình luận

  1. Bài viết rất hay, mình xin copy lại một vài đoạn đặc biệt là kết thúc. Dù ai có nói ngược nói xuôi thì Sài Gòn vẫn mãi là Sài Gòn và cái tên Gia Long cũng vẫn mãi khắc sâu vào tâm trí của mỗi người từng trải qua năm tháng dưới mái trường thân yêu này. Chúc cô chú, anh chị có một sức khỏe thật tốt và không quên cảm ơn tác giả đã mang đến những dòng cảm xúc ý nghĩa này.

  2. Thân mến gởi các chị ban chấp hành “Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long” và tất cả các bạn Gia Long,

    Chúng tôi, ba cựu nữ sinh Gia Long ra trường năm 1968 :
    Nguyễn Thị Hương Lâm,
    Hà Lệ Thúy,
    Nguyễn Thị Thanh Phương,

    muốn tìm bạn là :
    Trịnh Thị Kim Song, trước 1975 ở Đường Lý Thái Tổ, em gái là Trịnh Thị Kim Thanh cũng là nữ sinh Gia Long.

    Xin các chị giúp đỡ chúng tôi tìm lại được bạn cũ.
    Chúng tôi cám ơn các chị rất nhiều !

    Nguyễn Thị Hương Lâm : Email : lamrheiner1@gmail.com
    Hà Lệ Thúy : Email : thuyhadesign@gmail.com
    Nguyễn Thị Thanh Phương : phuong.phuongha52@gmail.com

    Greenville South Carolina, USA : October 15, 2016

  3. Tim ban NGUYEN THI LE HIEN co chi ten Hao, truoc 75 nha la tiem chup hinh Nguyen Trong duong Phan thanh Gian cu, hoc chung Gia Long 1963-1969 voi Pham hi Huyen Cung o duong PTG gan nha . Xin lien lac voi Kim Phuong tél 0651321746 .Phuong la ban than cung lop voi Huyen hien dang o Phap

  4. nghe các lớp đàn chị kể thời trước những học sinh đậu tú tài loại bình hoặc ưu được tặng dây chuyền vàng hình hoa mai. chị nào còn lưu giữ xin gửi lên cho xem với.

  5. em ten DO THI NGOC NHUNG em hoc gia long buoi toi lop dem , em mang phu` hieu xanh la’ cay em vao truong nam 1969 va hoc lop de luc ( bay gio la lop 7 ) xin hoi em muon tim lai cac ban cung lop va muon vao hoi cuu hoc sinh gia long co duoc khong cac chi
    Xin cam on

Gửi phản hồi cho Nguyen kim Phuong Hủy trả lời